GẶP
BẠN VĂN TRÊN ĐƯỜNG DU LỊCH
Anh
Nguyễn Minh Nữu từ Mỹ về nói với tôi muốn đi Phú Yên chơi để gặp nhà văn Trần
Huiền Ân , một nhà văn viết và nổi tiếng từ năm 1967. Tôi nghe tiếng ông đã
lâu, rât muốn gặp ông nên tôi đồng ý ngay. Cùng đi trong chuyến này có nhà thơ
Đoàn Văn Khánh, TS ngữ văn Hoàng Kim Oanh, nhà văn Nguyễn Châu và bạn
văn Nguyễn Kiều Phương.
NV Nguyễn Minh Nữu và Lương Minh
Đến Tuy Hòa, bỏ hành lý ở khách sạn là chúng tôi tìm đến nhà anh Ân ngay. Nhà anh ở mặt tiền đường nhưng để cho con kinh doanh, anh ở phía sau nhưng diện tích sử dụng còn rộng, Ngoài phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc còn hai phòng chứa sách. Vừa vào nhà , anh đã lấy sáu quyển thơ Thuyền Sông Lá Rừng ra tặng chúng tôi với tên người nhận và chữ ký đầy đủ. Bên ngoài tập thơ anh còn choàng thêm “ru ban” đỏ giống như những sách xuất bản trước năm 1975 rất trang trọng. Thì ra lúc xe chạy trên đường, anh đã hỏi tên từng người và anh Nguyễn Minh Nữu có nói, việc này làm cho chúng tôi cảm động.
Trần Huiền Ân- Minh Nữu- Luong Minh- Nguyễn Châu
Năm nay anh 85 tuổi, sức khỏe anh còn tốt việc viết lách hàng ngày vẫn đều đặn và đầu óc còn nhớ những chuyện hồi thanh niên. Ngồi uống bia , anh kể lại những ngày đi dạy học, được Ty Giáo dục rút về làm tờ Vì Trẻ – nội san của ngành. Anh nhớ chuyện những ngày trong quân ngũ với Doãn Dân, Hoài Thư, Dương Kiền…
Hôm nay ghé nhà anh , chúng tôi còn gặp chị Triều Hạnh, nhà ở xã Xuân Hòa ngoại ô Tp Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên, chị làm thơ từ năm 1968 , bài đăng trên các báo ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Chị là bạn với anh Ân, thỉnh thoảng đến nhà chơi và tán chuyện văn chương. Nghe anh Ân nói có các bạn ở Sài Gòn ra chơi, chị và con gái là Đoàn Thị Phú Yên cùng đến. Cô Phú Yên đang dạy và sống ở Bình Dương cũng thường sinh hoạt với Quán Văn nên cũng có quen biết. Tôi nhớ năm 2020, nhận được tập thơ Còn Thương Chiếc Lá của Triều Hạnh, tôi thích câu thơ nói về Tết xưa “Áo mới cho con toàn vải rẻ /Tung tăng mừng: Áo rực màu bông /Con hãy an phần như ba mẹ/ Vui tết bằng hoa tay ba trồng./ Chuối trổ muộn ngày chưng chẳng đủ/Thịt phần con trẻ Đội quên chia/Con lu con vện tha hồ ngủ/Trộm chẳng màng thăm cửa bỏ khuya”. Vui mà chua chát !
Nhà thơ Từ Sâm (thứ 3 giữa)
Rời Nha Trang, chúng tôi về Phan Thiết. Ở Phan Thiết có nhà thơ Nguyễn Thị Liên Tâm, cô là Tiến Sĩ giảng viên CĐCĐ Bình Thuận, GV trường Trung cấp Phật học .Về sáng tác , Liên Tâm thuộc nhóm sáng tác khỏe, có đến 12 đầu sách gồm thơ truyện, lý luận văn học lại còn biết vẽ nữa, Có những tập thơ của Liên Tâm do chính cô trình bày.
Nhà
thơ Liên Tâm (đứng thứ 2) Nguyễn Như Mây (ngồi thứ 3)
Đón chúng tôi tại nhà hàng Bình Minh, Liên Tâm còn rủ thêm nhà thơ Nguyễn Như Mây, ông là nhà thơ lão thành có nhiều tác phẩm trước 1975, là bạn cùng lứa với Nguyễn Bắc Sơn, Đỗ Hồng Ngọc, nay cũng tầm 80. Ông cầm trên tay 2 phong bánh rế, đặc sản của xứ Phan Thiết ( làm từ khoai lang hay khoai mì , kéo sợi nhỏ rồi nhúng đường bỏ trong chảo dầu chiên.) mời chúng tôi dùng và kể cho chúng tôi nghe câu chuyện tình của ông liê n quan đến bánh rế. Tôi gặp ông một lần cách nay ba năm tại quán cà phê Nội Phủ ở Phan Thiết, lúc đó chân ông cũng đã yếu, nhưng giọng ca còn ngọt ngào. Ông lên sân khấu hát hai bản như một nhu cầu cần hát, xong bước về chỗ ngồi nhấp nháp ly cà phê.
Liên Tâm lấy tập thơ Mùi Thảo Quả mới xuất bản tặng chúng tôi, cô trao cho Nguyễn Châu , nhờ phu quân là anh Đắc chụp hình kỷ niệm. Xong Liên Tâm đi chụp hình với từng người: Hoàng Kim Oanh, Kiều Phương nhiều kiểu vì trong quán có nhiều tiểu cảnh đẹp. Cô hẹn với Kiều Phương ở buổi triển lãm tranh mà cô có tham gia.
LƯƠNG MINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét