Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

DI CẢO NÔNG SƠN NGUYỄN CAN MỘNG, HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN LƯỢC KHẢO (1940)



 

         

HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN LƯỢC KHẢO

bản in năm 1940

Nghĩa những chữ Hán đã dùng trong quốc văn.

DI CẢO NÔNG SƠN NGUYỄN CAN MỘNG, NAM HỌC HÁN TỰ, PHẦN BỔ DI


 NAM HỌC HÁN TỰ

Phần 5, Phần BỔ DI, Hư Tự Đơn và Hư Tự Kép.

Nam Học Hán Tự của Trước Gỉa Nông Sơn Nguyễn Can Mộng xuất bản lần đầu năm 1940, sau đó nhiều lần tái bản. Sách được chọn để đưa vào chương trình Giáo Khoa dạy trong các trường công lập khắp Đông Dương. Toàn bộ sách gồm có 89 bài hướng dẫn từ đơn giản tới phức tạp dần, còn có phần BỔ DI hướng dẫn cách xử dụng Hư Tự Đơn và Hư Tự Kép. Để dễ theo dõi và tập luyện, chúng tôi chia nhỏ ra thành nhiều bài liên tục. Xin các bạn yêu thích theo dõi. Trân trọng.

DI CẢO NÔNG SƠN NGUYỄN CAN MỘNG PHẦN 4 (71-89)


 NAM HỌC HÁN TỰ

Phần 4, từ bài số 70 đến bài 89

Nam Học Hán Tự của Trước Gỉa Nông Sơn Nguyễn Can Mộng xuất bản lần đầu năm 1940, sau đó nhiều lần tái bản. Sách được chọn để đưa vào chương trình Giáo Khoa dạy trong các trường công lập khắp Đông Dương. Toàn bộ sách gồm có 89 bài hướng dẫn từ đơn giản tới phức tạp dần, còn có phần BỔ DI hướng dẫn cách xử dụng Hư Tự Đơn và Hư Tự Kép. Để dễ theo dõi và tập luyện, chúng tôi chia nhỏ ra thành nhiều bài liên tục. Xin các bạn yêu thích theo dõi. Trân trọng.

DI CẢO NÔNG SƠN NGUYỄN CAN MỘNG, NAM HỌC HÁN TỰ PHẦN 3 (51-70)


 NAM HỌC HÁN TỰ

Phần 3, từ bài số 51 đến bài 75

Nam Học Hán Tự của Trước Gỉa Nông Sơn Nguyễn Can Mộng xuất bản lần đầu năm 1940, sau đó nhiều lần tái bản. Sách được chọn để đưa vào chương trình Giáo Khoa dạy trong các trường công lập khắp Đông Dương. Toàn bộ sách gồm có 89 bài hướng dẫn từ đơn giản tới phức tạp dần, còn có phần BỔ DI hướng dẫn cách xử dụng Hư Tự Đơn và Hư Tự Kép. Để dễ theo dõi và tập luyện, chúng tôi chia nhỏ ra thành nhiều bài liên tục. Xin các bạn yêu thích theo dõi. Trân trọng.

DI CẢO NÔNG SƠN NGUYỄN CAN MỘNG, NAM HOC HÁN TỰ PHẦN HAI (26-50)



NAM HỌC HÁN TỰ

Phần 2, từ bài số 26 đến bài 50

Nam Học Hán Tự của Trước Gỉa Nông Sơn Nguyễn Cam Mộng xuất bản lần đầu năm 1940, sau đó nhiều lần tái bản. Sách được chọn để đưa vào chương trình Giáo Khoa day trong các trường công lập khắp Đông Dương. Toàn bộ sách gồm có 89 bài hướng dẫn từ đơn giản tới phức tạp dần, còn có phần BỔ DI hướng dẫn cách xử dụng Hư Tự Đơn và Hư Tự Kép. Để dễ theo dõi và tập luyện, chúng tôi chia nhỏ ra thành nhiều bài liên tục. Xin các bạn yêu thích theo dõi. Trân trọng.

DI CẢO NÔNG SƠN NGUYỄN CAN MỘNG , NAM HỌC HÁN TỰ PHẦN 1 (BÀI 1-25)


NAM HỌC HÁN TỰ

Phần 1, từ bài số 1 đến bài 25

Nam Học Hán Tự của Trước Giả Nông Sơn Nguyễn Can Mộng xuất bản lần đầu năm 1940, sau đó nhiều lần tái bản. sách được đưa vào chương trình sách Giáo Khoa chính thức giảng dạy trong các trường công lập Đông Dương.  Toàn bộ sách gồm có 89 bài hướng dẫn từ đơn giản tới phức tạp dần, còn có phần BỔ DI hướng dẫn cách xử dung Hư Tự Đơn và Hư Tự Kép. Để dễ theo dõi và tập luyện, chúng tôi chia nhỏ ra thành nhiều bài liên tục. Xin các bạn yêu thích theo dõi.

Trận trọng.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

NGUYỄN MINH NỮU, BÙI CÔNG BẰNG, THANH CA TÁC ĐỘNG MỘT THỜI, TIỂU LUẬN.


 

BÙI CÔNG BẰNG, THANH CA-TÁC ĐỘNG MỘT THỜI

Phong trào Du ca được hình thành từ nhóm Trầm ca, Nhóm Trầm Ca thành hình từ những sinh hoạt thanh niên ca phát xuất từ Đà Lạt.  Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở ghi rằng: “Sự ra đời của Phong trào Du ca gắn liền với phong trào hoạt động xã hội của thanh niên, sinh viên, học sinh miền Nam – bùng lên mạnh mẽ tại miền Nam vào giữa thập niên 1960. Cao điểm của phong trào hoạt động xã hội là “Chương trình Công tác Hè 1965” – một dự án lớn liên kết nhiều hội đoàn thanh niên và nhiều viện đại học lớn tại miền Nam lúc đó.

HOÀNG KIM OANH, THI PHÁP MẢNH VỠ VÀ TÂM THỨC CỘI NGUỒN...,TIỂU LUẬN

 

THI PHÁP MẢNH VỠ VÀ TÂM THỨC CỘI NGUỒN

TRONG THUỒNG LUỒNG MẮT BIẾC

CỦA NGUYỄN MINH NỮU

  

Trăm năm cuộc lớn nguyên là mộng

Một ngọn đèn con biết với ai

(Nông Sơn Nguyễn Can Mộng, Nông Sơn toàn tập, tr.811)

 1.     Giở từng trang bản thảo bút ký-hồi ký-tản văn-truyện và tự truyện vừa nhận qua email của tác giả Nguyễn Minh Nữu, đêm tháng sáu Sài Gòn mùa giãn cách chợt ngưng đọng lại, ngọn đèn và tôi, và những câu chuyện không phải tôi vừa đọc mới đây, mà từ những ngày tháng trước, 1 năm, 2 năm trên Quán Văn, lâu hơn, có truyện đã 3, 4 năm… bất chợt cứ trở đi trở lại làm tôi băn khoăn không dứt. 

NGUYỄN MINH NỮU, SƯ ÔNG CHÙA NÚI, TRUYỆN


 

SƯ ÔNG CHÙA NÚI

 1/

Ở khu vực núi đồi, giáp ranh giữa ba tiểu bang Virginia, Maryland và West Virginia là nơi đầu nguồn của dòng sông Potomac, là vách núi dựng đứng, soi mình xuống dòng nước cạn lô nhô đá núi chảy miên man về phía đông tìm đường ra biển.

NGUYỄN MINH NỮU, VỀ NƠI CHỐN ĐÃ RỜI XA, THƠ


 

VỀ NƠI CHỐN ĐÃ RỜI XA.

 Sóng xô bạc tóc tự bao giờ

Về ngồi ôn lại chuyện xa xưa

Bằng hữu đếm không đầy những ngón

Tay khô điếu thuốc rụng ơ hờ.

NGUYỄN MINH NỮU,THƯƠNG QUÁ SAIGON NGÀY TRỞ LẠI PHẦN 4 và 5


 THƯƠNG QUÁ SAIGON NGÀY TRỞ LẠI PHẦN 4 và 5.

 4.

Quán cà phê ở Saigon nhiều tới độ dù là người thường đi uống cà phê cách mấy cũng không thể đi hết nổi. Các thương hiệu nổi tiếng như Window, Highland, Coffee Bean, Trung Nguyên... mở tràn lan , mỗi thương hiệu năm bẩy địa điểm. Cà phê Starbucks của Mỹ  cũng đã có mặt tại Saigon với cả chục địa điểm.

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2023

HẠT CÁT, 5 BÀI THƠ ĐẦU TRONG NÔNG SƠN THI TẬP CỦA NÔNG SƠN NGUYỄN CAN MỘNG

 


竹侯阮玕夢

 

阮玕夢先生延河弘農人。字竹侯。別號農山。壬子科舉人。丙辰殿試副榜。歷任春長教授。尋充北圻中學校漢字科督教。陞補提學。現充統使府檢閱南報座簽事。

 

Phiên-âm:

Nguyễn Can-Mộng tiên-sinh, Diên-Hà, Hoằng-Nông nhân, tự Trúc-Hầu, biệt-hiệu Nông-Sơn. Nhâm-Tý khoa cử-nhân. Bính-Thìn điện-thí phó-bảng. Lịch nhậm Xuân-Trường giáo-thụ, tầm sung Bắc-Kỳ trung-học-hiệu Hán-tự khoa đốc-giáo. Thăng bổ đề-học. Hiện sung thống-sứ phủ kiểm-duyệt Nam-báo tọa thiêm-sự.

Tiên sinh Nguyễn Can Mộng người làng Duyên Hà huyện Hoằng Nông, tên tự là Trúc Hầu, tên hiệu khác là Nông Sơn. Đỗ Cử Nhân khoa thi năm Nhâm Tý. Đỗ Phó Bảng Điện Thí-(Thi Đình) năm Bính Thìn. Từng giữ chức giáo thụ Xuân Trường. Lại được bổ sung làm Đốc giáo khoa Hán tự trung học Bắc Kỳ, được thăng chức Bổ Đề Học. Nay sung vào phủ Thống Sứ giữ chức Thiêm Sự trách nhiệm việc kiểm duyệt Nam Báo.

 

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

NGUYỄN MINH NỮU, THƯƠNG QUÁ SAIGON NGÀY TRỞ LAI 1+2+3, BÚT KÝ.


 

THƯƠNG QUÁ SAIGON NGÀY TRỞ LẠI.

(chương 1,2,3)

 

01.

Ngay trong đêm, tôi gửi tin nhắn đến Đoàn Văn Khánh: ""Về tới Sài Gòn rồi, mai gặp nhau uống cà phê".

Bây giờ là 11:30 đêm. Tôi nghĩ  lúc 4 giờ sáng thức dậy để đi bộ tập thể dục, Khánh sẽ nhận được tin nhắn của tôi. Đêm đầu tiên về tới Sài Gòn tôi không ngủ được. Chắc chẳng phải riêng tôi. Những người xa xứ về quê khó tìm được giấc ngủ; một phần vì khác biệt về giờ giấc, một phần vì nôn nao trong lòng khi nghĩ tới các cuộc gặp gỡ sắp tới.

Nằm mơ mơ màng màng chút xíu, thấy có tin nhắn của Đoàn Văn Khánh: "Khi ngủ dậy thì gọi nhé". Tôi nhìn đồng hồ, 5:15 sáng. Tôi bấm máy gọi cho Khánh, nói Khánh ra Sài Gòn đi, tôi sẽ ra ngay và gặp nhau.

NGUYỄN THỤY ĐAN, THAY LỜI BẠT THUỒNG LUỒNG MẮT BIẾC. TIỂU LUẬN.


 THAY LỜI BẠT TẬP TRUYỆN THUỒNG LUỒNG MẮT BIẾC

CỦA NGUYỄN MINH NỮU


Văn hào nước Anh G.K. Chesterton (1874 – 1936) tương truyền có câu: “Văn học là một món xa xỉ – hư cấu là một điều thiết thực.” Nguyên văn câu tiếng Anh – “Literature is a luxury; fiction is a necessity.” – lời văn ngắn gọn, lướt qua có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực bao hàm cả một thế giới quan, một triết lý sống. Để dịch ra tiếng Việt mà truyền tải hết ý nghĩa của câu văn lại càng không dễ dàng – chúng ta, những người cầm bút viết văn tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ, mới chỉ sử dụng và nhìn nhận thế giới qua những khái niệm văn học, hư cấu, v.v... này non nớt hai trăm năm qua. Tức là buổi gặp gỡ không tiền khoáng hậu của hai thế giới Âu châu và Đông Á vào thế kỷ 19, mà kết quả là sự phát triển đột biến của ngôn ngữ và tư duy các nước Đông Á nằm trong khuôn văn hóa Hán tự – tức là những vùng nước sử dụng chữ Hán – thông qua các bản dịch tân thư của học giả Nhật Bổn thời Minh Trị. Tân thư 新書là tên gọi chung của các sách Tây phương được dịch ra Hán văn và Nhật văn – trong tân thư có cái gọi là tân danh từ 新名詞, tức là những từ vựng chuyên môn dịch ra từ các môn học thuật và văn hóa Tây phương. Tân danh từ đa phần không phải do các dịch giả thế kỷ 19 tự sáng tạo, mà là do họ tìm những từ ngữ có sẵn trong kinh điển, có sẵn trong thơ văn các triều đại rồi mượn làm từ vựng để dịch một khái niệm Tây phương nào đó.

VIẾT VỀ NGUYỄN MINH NỮU.

  

VIẾT VỀ NGUYỄN MINH NỮU


Đây là trang tập trung các bài 

VIẾT, THƠ, VẼ 

về Nguyễn Minh Nữu

Chân thành cám ơn các Nhà Thơ, Nhà văn Họa Sĩ, Nhà Biên Khảo

đã dành thời gian NHÌN về Nguyễn Minh Nữu từ các góc cạnh khác nhau.

NGUYỄN MINH NỮU, THÁNG GIÊNG TÔI VỀ TRÊN NHỮNG BỜ XANH, THƠ.


 

THÁNG GIÊNG TÔI VỀ, TRÊN NHỮNG BỜ XANH.

Cảm khái ngân dài câu vọng cổ

Trăng đã qua cổ độ biết bao lần

Chân ngại ngùng và lòng rất phân vân

Lời em nói có bao phần sự thật.

Đời bóng xế, xá gì còn với mất

Hiu quạnh riêng, chật vật một đời chung

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

NGUYỄN MINH NỮU, CON TRAI CỦA THỦY THẦN, TRUYỆN


 

CON TRAI CỦA THỦY THẦN

 

Thất Sơn là tên gọi chung bảy ngọn núi huyền thoại ở tỉnh An Giang gồm: núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Dài Nhỏ hay núi Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn) và núi Nước (Thủy Đài Sơn).

NGUYỄN MINH NỮU, BÊN BỜ KÊNH TẺ, TRUYỆN


 NGUYỄN MINH NỮU, BÊN BỜ KÊNH TẺ, TRUYỆN

Tôi đang ngồi ở một quán cà phê ven con lộ vắng chạy cong cong theo bờ kênh Tẻ. Đây là quán thứ ba kể từ buổi trưa nay. Tôi loanh quanh trên con lộ mới này, gọi là mới, vì tôi đoán chừng con lộ và cả khu dân cư này được xây dựng chưa tới hai mươi năm. Năm 1995, trước khi tôi rời Saigon, thì nơi đây vẫn còn là cánh đồng mênh mông cỏ lác.

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

NGUYỄN MINH NỮU, NHÀNH ĐÀO BẠN TẶNG


 

NHÁNH ĐÀO BẠN TẶNG

Thân tặng anh chị Tự-Ngọc

Bạn đến thăm và tặng nhánh đào

Nâng ly  mà nhắc chuyện xuân nào

Núi thẳm rừng sâu khe tuyệt lộ

Giao thừa một điếu thuốc chia nhau

Nhớ quá những bạn thời chinh chiến

Đã khuất chân mấy cuối chiến hào

ĐẶNG TIẾN (Thái Nguyên) HAI BÀI THƠ VỀ LÝ BẠCH

 

HAI BÀI THƠ NÓI VỀ LÝ BẠCH

 

ĐỘC ẨM

[Thử cãi nhau với Lý Bạch]

 Đêm cuối năm

Tối trời

Tối đất

Tự thấy cần ngắt điện

MINH LƯƠNG, GẶP BẠN VĂN TRÊN ĐƯỜNG DU LỊCH

 

GẶP BẠN VĂN TRÊN ĐƯỜNG DU LỊCH

Anh Nguyễn Minh Nữu từ Mỹ về nói với tôi muốn đi Phú Yên chơi để gặp nhà văn Trần Huiền Ân , một nhà văn viết và nổi tiếng từ năm 1967. Tôi nghe tiếng ông đã lâu, rât muốn gặp ông nên tôi đồng ý ngay. Cùng đi trong chuyến này có nhà thơ Đoàn Văn Khánh, TS ngữ văn Hoàng Kim Oanh, nhà văn Nguyễn Châu    bạn văn Nguyễn Kiều Phương.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023

NGUYỄN MINH NỮU, NHÀ VĂN CỦA NIỀM ĐAM MÊ CHÁY BỎNG, TIỂU LUẬN


 Dọc đường văn nghệ ( phần 38)

NGUYỄN MINH NỮU,

NHÀ VĂN CỦA NIỀM ĐAM MÊ CHÁY BỎNG

 

Lẽ ra bài viết này đã có mặt trên tập san Quán Văn số 60-số đặc biệt viết về Chân dung Văn Học Nguyễn Minh Nữu. Nhưng bài viết của tôi đang nửa chừng thì máy tính của tôi” từ trần”.Do đó ,hôm nay tôi phải viết tay để nói về một người: Thương Quá SaiGon.Từ thập niên 70 tôi đọc thơ văn trên các tạp chí thường hay chú ý đến những cái tên là lạ như: Nh.Tay Ngàn, Sương Biên Thùy, Phan Phụng Thạch, Nguyễn Minh Nữu...Và tôi quan tâm đến NMN khi đọc truyện ngắn đầu tay của bạn đăng trên tạp chí Văn năm 1971( đây là một tạp chí rất khó được đăng bài).Mãi đến năm 1973 khi vào Thủ Đức tôi mới biết , quen Nữu.Tôi khóa đàn anh, Nữu và Nguyễn Duy Ninh là khóa đàn em.Nhưng từ khi nhận mặt nhau chúng tôi mau mắn thân tình.Một người làm thơ, một viết văn và một họa sĩ, chiều chiều sau giờ học hay lên đồi Tăng Nhơn Phú ca hát, ngâm thơ , hay “tám” về văn nghệ.Ngoài chuyện viết lách tôi còn phát hiện ra Nữu là một người ăn nói duyên dáng, lưu loát với giọng Hà Nội chuẩn xác.Có với nhau nhiều kỷ niệm sau 9 tháng rồi ra trường mỗi người về một hướng.Tuy vậy vẫn luôn cập nhật tin tức của nhau qua bạn bè hay báo chí.

HOÀNG KIM OANH, HỒNG NHAN TRI KỶ, TIỂU LUẬN


 

HOÀNG KIM OANH, HỒNG NHAN TRI KỶ

 

Cũng khoảng năm bẩy năm về trước, dường như 2014 gì đó không nhớ rõ, Tôi thấy và nghe Hoàng Kim Oanh nói chuyện lần đầu trong lần ra mắt Quán Văn kết hợp giới thiệu tác phẩm Một Phút Tự Do của Elena. Hoàng Kim Oanh là diễn giả thứ hai nói về tác phẩm này. Tà áo dài duyên dáng, tiếng nói chậm rãi và nhỏ nhẹ,và quan trọng là rất rõ ràng đã làm cả hội trường ngừng trò chuyện riêng để lắng nghe. Tôi thực lòng không nhớ rõ hết những gì Hoàng Kim Oanh nói hôm đó, chỉ còn cảm giác là diễn giả rất trân trọng với tác phẩm, và quyến rũ được người khác có chung lòng yêu thich này, nên hôm đó tôi đem về nhà hai thứ, cuốn truyện của Elena và lòng quý mến của Hoàng Kim Oanh.

CHÂT TRÍ THỨC VÀ NGHỆ SĨ TRONG CÁC BÀI TIỂU LUẬN CỦA TRƯƠNG VŨ, TIỂU LUẬN


 

CHẤT TRÍ THỨC VÀ NGHỆ SĨ TRONG CÁC BÀI TIỂU LUẬN CỦA TRƯƠNG VŨ.

 

Đầu năm 2019, tôi nhận được một email của Trần Thị Nguyệt Mai: “Anh Trương Vũ có rất nhiều bài tiểu luận hay, đăng rải rác ở các tờ báo giấy và internet, nhiều lần đề nghị anh ấy tập hợp lại để in thành sách nhưng anh ấy làm lơ hoài. Nguyệt Mai đề nghị chúng ta cộng tác với nhau để làm”. Tôi đồng ý ngay. Và 4 chúng tôi: Trần Thị Nguyệt Mai (Ohio), Duyên (Michigan), Nguyễn Minh Nữu (Virginia), Phạm Cao Hoàng (Virginia) phối hợp với các anh chị Lê Hân (NXB Nhân Ảnh, California) Nguyễn Đồng (California) Nguyễn Thị Hợp (California), Tạ Quốc Quang (Texas) thực hiện và hoàn tất việc xuất bản tập tiểu luận Đuổi Bóng Hoàng Hôn của Trương Vũ vào tháng 5.2019. Đây là quà tặng chúng tôi dành cho tác giả - một người bạn vai anh mà chúng tôi quí mến. 

MỘT CÕI NHÂN SINH TRONG VĂN ĐOÀN VĂN KHÁNH, TIỂU LUẬN


 

MỘT CÕI NHÂN SINH TRONG VĂN ĐOÀN VĂN KHÁNH

 

Ám Ảnh Đơn Thân có 22 bài viết ghi chung Truyện và bút ký là tác phẩm thứ tư của Đoàn Văn Khánh sau ba tập thơ Sáng Muôn Trăng (Nhà xuất bản Văn Nghệ 2005), Hành Hương (nhà xuất bản Con Người 2008), Khuya Thắp Nắng (nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2013). Ông trong ban biên tập tập san sáng tác - tư liệu - nghiên cứu văn học Quán Văn. Thơ của Đoàn Văn Khánh được ghi nhận và giới thiệu trong 5 bộ sưu tập Văn Học gồm có : Thơ Miền Nam Thời Chiến , do Thư Ân Quán xuất bản năm 2006, Bộ Văn Học Miền Nam 1954-1975 do Nguyễn Vy Khanh thực hiện năm 2016, Bộ sưu tập Thơ Việt Đầu Thế Kỷ 21 do Nhân Ảnh xuất bản 2018, Tác Giả Việt Nam do Lê Bảo Hoàng sưu tập năm 2018 và bộ 44 năm Văn Học VN Hải Ngoại do Khánh Trường, Luân Hoán và Nguyễn Vy Khanh thực hiện năm 2019.

ĐINH CƯỜNG, TRÊN DÒNG KÝ ỨC, TIỂU LUẬN


 

ĐINH CƯỜNG TRÊN DÒNG KÝ ỨC

 

Có một công án thiền mà tôi rất thích, đó là công án chỉ trăng.

Dùng ngón tay chỉ lên mặt trăng là để giới thiệu mọi người về trăng, và theo ngón tay chỉ để nhìn ngắm trăng, chứ đừng nhìn ngón tay bởi ngón tay không bao giờ làm trăng được, mà nhiều khi ngón tay lại làm sai hẳn cái đẹp của trăng.

LIÊN LẠC và LIÊN KẾT

 


HÂN HOAN CHÀO ĐÓN 
CÁC THÂN HỮU GHÉ THĂM TRANG.

Xin liên lạc với trang qua địa chỉ :
Email: thieudu1945@gmail.com.
703 608 8001

CHUYỆN CỔ TÍCH TRÊN BẾN BÌNH ĐÔNG

 CHUYỆN CỔ TÍCH TRÊN BẾN BÌNH ĐÔNG


CHUYỆN CỔ TÍCH TRÊN BẾN BÌNH ĐÔNG

Triều nằm trong nhóm ba đứa thân nhau học chung lớp từ hồi lớp Đệ Nhị (bây giờ gọi là lớp 11) trong đó tôi thì nhà ở gần trường, còn Triều và Mai ở tuốt trong Chợ Lớn. Nhà Mai bên này rạch Lò Gốm gọi là khu Bình Tây, còn Triều nằm bên kia rạch Lò Gốm gọi là bến Bình Đông. Lớp Đệ Nhị mà Triều đã có xe Honda đi học thì là gia đình khá giả lắm. Bến Bình Đông và khu Bình Tây nằm song song với nhau phía cuối kênh Lò Gốm. Bình Tây thì có hãng rượu Bình Tây, sát với khu trung tâm thương mại người Hoa ở Chợ Lớn, có chợ Bình Tây, khu bến xe Chợ Lớn là trung tâm xe chở hành khách về các tỉnh miền Tây. Bến xe Chợ Lớn khác với Xa Cảng Miền Tây ở chỗ Xa Cảng Miền Tây là bến xe khách lớn, chở khách về các tỉnh lỵ như Cần Thơ, Mỹ Tho, Châu Đốc, Rạch Giá, còn bến xe Chợ Lớn đa số là xe nhỏ 16 hoặc 24 chỗ ngồi, nhưng lại chở khách về các địa danh huyện lỵ. Cũng là về miền Tây, nhưng nếu Xa Cảng Miền Tây chở khách về Đồng Tháp là về bến xe tỉnh Đồng Tháp, thì bến xe Chợ Lớn chở khách về thị trấn Hồng Ngự là một huyện của Đồng Tháp chẳng hạn.

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2023

TỰ GIỚI THIỆU

 

Nguyễn Minh Nữu


Sinh ngày 6 tháng 1 năm 1950 tại Hà Nội.

Di cư vào Nam năm 1954.

Học trung học tại các trường Nguyễn Bá Tòng Saigon, Lê Bảo Tịnh Saigon, Hưng Đạo Saigon.

 Nhập ngũ theo lệnh Tổng Động Viên năm 1968 sau tết Mậu Thân khi chưa kịp thi Tú Tài. Nhập ngũ khóa 6/68 Hạ Sĩ Quan Đồng Đế. Ra trường phục vụ tại Tiểu Đoàn 23 Quân Y thuộc Sư Đoàn 23 Bộ binh đồn trú tại Ban Mê Thuột.

Theo học khóa 8/73 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. ra trường phục vụ tác chiến tại Tiểu Đoàn 516 Địa Phương Quân Định Tường.

 Về sống lại tại Saigon từ 1974 đến 1995, hành nghề THủ công mỹ nghệ như Cẩn Ốc Xa Cừ, tượng Thạch Cao, Tranh Gỗ Quý,

Định cư tại Hoa Kỳ năm 1995 sống tại Thành phố SpringField , Tiểu bang Virginia cho tới nay (2023)

Chủ nhiệm tuần báo Văn Nghệ  từ 1997-2006

Sáng lập và Thư Ký tòa soạn Tạp Chí Văn Phong từ 1999-2001.

 Tác phẩm đã in:

Lời Ghi Trên Đá , Thơ 2006.

Về Nơi Chốn đã Rời Xa, 9 ca khúc viết trên nền thơ Nguyễn Minh Nữu.

Thương Quá Saigon Ngày Trở Lại, Bút Ký 2018

Thuồng Luồng Mắt Biếc, tập truyện 2019.

Đất Nhớ Người Thương, Bút Ký, Biên khảo về nhiều tác giả.

 Nhiều sáng tác đăng rải rác trên các tạp chí trước 1975 như Tạp chí Văn, Tuần báo Nghệ Thuật, Tạp chí Thời tập, Tuần báo Khởi Hành. Và sau 1995 có sáng tác gửi đang trên các tạp chí Văn (thời Mai Thảo, và Nguyễn Xuân Hoàng) Tạp chí Quán Văn, Ngôn Ngữ, Văn Học Mới, KBC. Và nhiều trang Web như Vuông Chiếu, Phạm Cao Hoàng, Sáng Tạo, Thư Viện Việt Nam, Đặc Trưng, Trần thị Nguyệt Mai....

 Có tên trong các bộ sưu tập:

 Thơ Việt Nam Thời Chiến  - Trần Hoài Thư thực hiện 1998.

Văn Việt Nam thời Chiến – Trần Hoài Thư thực hiện  1998

Nhà Văn Việt Nam Hải Ngoại – Nguyễn Vy Khanh thực hiện 2020.

Tác Giả Việt Nam  - Lê Bảo Hoàng  thực hiện 2018

44 năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại  - Nguyễn Vy Khanh-Khành Trường- Luân Hoán thực hiện 2020.

Văn Học Miền Nam  (1954-1975) – Nguyễn Vy Khanh thực hiện 2021

Thơ Việt Đầu Thế Kỷ 21 – Nhà Xuất Bản Nhân Ảnh thực hiện 2018

Tình Nghĩa Mẹ Cha, thơ ,Nhà Xuất Bản Nhân Ảnh thực hiện 2020.

Tuyển tập Văn Bút Miền Đông Bắc Hoa Kỳ , 2021

 Truyện ngắn đầu tay Một Thoáng Mây Phiêu Bạt đăng trên Tạp Chí Văn (thời Nguyễn Xuân Hoàng làm Thư Ký Tòa Soạn) số tháng 1 năm 1971


CÁC TÁC GIẢ KHÁC

 



TRANG LƯU BÀI VỞ CÁC TÁC GIẢ THÂN HỮU

XIN BẤM VÀO TÊN BÀI  ĐỂ ĐẾN TRANG  BÀI VỞ


PHẠM THÀNH CHÂU, BUỔI CHIỀU Ở THỊ TRẤN SÔNG PHA

MINH NGỌC, CUỐI NĂM NHÌN LẠI

HOÀNG KIM OANH, BA BÀI THƠ MƯA NĂM 2022

ĐẶNG TIẾN, HAI BÀI THƠ VỀ LÝ BẠCH

RA MẮT QUÁN VĂN 60 VỀ NGUYỄN MINH NỮU

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2023

PHẠM CAO HOÀNG, HÀO SĨ ĐẤT PHƯƠNG NAM, TIỂU LUẬN

 



PHẠM CAO HOANG, HÀO SĨ ĐẤT PHƯƠNG NAM.

Ba mươi chưa hỡi người tuổi trẻ...

Đó là câu thơ mở đầu một bài thơ của Phạm Cao Hoàng. Khi đọc bài thơ này vào năm 1971 trên tạp chí Ý Thức, tôi rất xúc động. Lúc ấy tôi đang ở Đà Lạt và tôi không biết gì về tác giả ngoài cái tên đọc trên báo. Bài thơ tôi không thuộc hết, chỉ nhớ bốn câu và cái cái tên Phạm Cao Hoàng.

TRANG TÁC GIẢ NGUYỄN MINH NỮU

 

TRANG TƯ LIỆU 

NGUYỄN MINH NỮU

 



TRANG TẬP HỢP NHỮNG BÀI VIẾT CỦA

NGUYỄN MINH NỮU.

Xin bấm vào tựa bài để đi đến bài đọc

TIỂU SỬ

TỰ GIỚI THIỆU 

THƠ

LỜI CHÀO NĂM MỚI 2022

TAN MÙA LỄ HỘI

NHÀNH ĐÀO BẠN TẶNG

VỀ NƠI CHỐN ĐÃ RỜI XA

 

TRUYỆN

HÀ NỘI THỨ TƯ

CHUYỆN CỔ TÍCH TRÊN BẾN BÌNH ĐÔNG

CON TRAI CỦA THỦY THẦN

BÊN BỜ KÊNH TẺ

SƯ ÔNG CHÙA NÚI

HẢO HÁN CUỐI CÙNG

KHU PHỐ NGÀY XƯA

THUỒNG LUỒNG MẮT BIẾC.

KHU NANCY Ở SAIGON.

MỘT THOÁNG MÂY PHIÊU BẠC


 

BÚT KÝ

THƯƠNG QUÁ SAIGON NGÀY TRỞ LẠI 1+2+3

THƯƠNG QUÁ SAIGON NGÀY TRỞ LẠI 4+5

THƯƠNG QUÁ SAIGON NGÀY TRỞ LẠI 6

THƯƠNG QUÁ SAIGON NGÀY TRỞ LẠI 7

THƯƠNG QUÁ SAIGON NGÀY TRỞ LẠI 8 

 

TIỂU LUẬN

PHẠM CAO HOÀNG, HÀO SĨ ĐẤT PHƯƠNG NAM

HOÀNG KIM OANH, HỒNG NHAN TRI KỶ

ĐINH CƯỜNG, TRÊN DÒNG KÝ ỨC

CHẤT TRÍ THỨC VÀ NGHỆ SĨ TRONG CÁC BÀI TIỂU LUẬN CỦA TRƯƠNG VŨ

MỘT CÕI NHÂN SINH TRONG VĂN ĐOÀN VĂN KHÁNH

BÙI CÔNG BẰNG, MỘT THỜI THANH CA TÁC ĐỘNG

 

NHẠC

TỪ CÁCH BIỆT (Tôn Thất Lan, Nguyễn Minh Nữu)

TƯỞNG CHỈ MƯA THÔI (Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Minh Nữu)

RA MẮT QUÁN VĂN 60 (chân dung tác giả NGUYỄN MINH NỮU)

HAY EM ĐỪNG VỀ QUAN TÁI BIẾT RA SAO (Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Minh Nữu)

CUỐI CÙNG NGƯỜI CŨNG YÊU TÔI ( NGuyễn Ngọc Linh, Nguyễn Minh Nữu)

TỰ TÌNH DƯỚI HIÊN (NGuyễn Ngọc Linh, Nguyễn Minh Nữu)

TRẦM TƯ ( Mai Thanh Linh, Nguyễn Minh Nữu)

HẠNH PHÚC LÀ CHIA XA (NGuyễn Ngọc Linh, Nguyễn Minh Nữu)

HOA TÌNH BÁT NGÁT (NGuyễn Ngọc Linh, Nguyễn Minh Nữu)

HÁT CHO NHỮNG KẺ YÊU NHAU (Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Minh Nữu)

HÁT RONG GIỮA ĐỜI (NGuyễn Quyết Thắng, Nguyễn Minh Nữu)

ĐẾN HÁT BÊN NGƯỜI ( Trần Đăng Quang, Nguyễn Minh Nữu)

MƯA KHUYA QUÁN VẮNG (Nguyễn NGọc Linh, Nguyễn Minh Nữu)







Thứ Năm, 12 tháng 1, 2023

NGUYỄN CAN MỘNG, VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM, tham luận.



VĂN-CHƯƠNG VIỆT-NAM

(Nói truyện tại Hội Tri-Tri Hà-nội ngày thứ năm 17 Décembre 1936)

 Cái đời tôi là một đời văn chương, sinh nhai về văn chương, hiền-đạt về văn-chương, trong thân-thế nhẹ-nhàng, vì văn-chương, ngoài được anh em qui-mến, cũng vì văn-chương thực là có duyên với văn chương, tới nay đã 40 năm có lẻ, muốn cho vui truyện thì không truyện gì vui bằng truyện văn-chương.

Nguyên-tắc. Hai chữ văn-chương nguyên là chữ Tàu, nhập-tịch nước ta đã lâu ngày, thông thường truyền khẩu, làn-lửa quen tai, hồn-nhiên là một tiếng nước ta vậy.

Di ảnh, Tiểu Sử, Thủ bút, Tác phẩm Nông Sơn Nguyễn Can Mộng

THỦ BÚT CỦA NÔNG SƠN NGUYỄN CAN MỘNG GHI TẠI KIẾM HỒ, HÀ NỘI.

 

THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP

Họ Nguyễn, húy Can Mộng.là con trai út trong số bốn người con của Bang Biện Phủ Thường Tín Nguyễn Tề, dưới triều Hàm Nghi  (bỏ quan theo cuộc khởi nghĩa Tán Thuật, bị Pháp xử tử hình tại Hà Nội khoảng năm 1885).

Tiên sinh tự là Trúc Hầu, hiệu là Nông Sơn, sinh ngày 29 tháng chạp năm Kỷ Mão (đầu năm 1880) tại làng Hoàng Nông, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình và mất ngày 27 tháng chạp năm Qúy Tỵ (1953) tại Hà Nội.

Chỉ được bắt đầu đi học từ năm gần 20 tuổi, đỗ Cử Nhân khoa Nhâm Tí (1912), Ất Tiến Sĩ ( thường gọi tắt là Phó Bảng) khoa Bính Thìn (1916), tiên sinh được bổ Huấn Đạo huyện Ý Yên (Nam Định) và thăng đến Đốc Học trước khi về trí sĩ.

Giáo sư Hán Văn và Quốc Văn tại trường Bưởi trong nhiều năm. Khoa Trưởng đầu tiên của trường Đại học Văn Khoa Hà Nội  vào giai đoạn khởi đầu hình thành (lớp này học tại chùa Ngọc Sơn trên Hồ Gươm Hà Nội).

 

TÁC PHẨM:

Nam Học Quốc Văn Khóa Bản. Xuất bản 1923 (sách giáo khoa)

Truyện Kiều hiệu đính .

Nông Sơn Thi Tập. (Thơ chữ Hán)

Bức Gương Lòng Son. (Truyện thơ)

Nam Học Hán Tự. Sách giáo khoa

Việt Hán Thành Ngữ  xuất bản năm 1949 (sách giáo khoa)

Hán Việt Từ Điển. (Sách giáo khoa)

Văn Chương Việt Nam  Xuất bản 1936 (Biên khảo)

Ngạn Ngữ Phong Dao (Sưu tập)

Lịch Sử Bắc Kỳ  (Biên khảo).

Gương Liệt Nữ. (Kịch) Xuất bản 1927

Thơ Văn Quốc ngữ đăng trên các tạp chí đương thời.


 CÁC TÁC PHẨM ĐÃ IN :



Nguyễn Minh Nữu: LỜI GHI TRÊN ĐÁ. toàn bộ tập thơ xuất bản năm 2006

      VỀ NHỮNG BÀI THƠ CỦA NỮU ( lời mở của BÙI BẢO TRÚC) Con đường chạy tới một ngõ hẻm. Trời vừa mới xong một trận mưa. Mùi đất ẩm bốc...