Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

Nguyễn Minh Nữu: LỜI GHI TRÊN ĐÁ. toàn bộ tập thơ xuất bản năm 2006


 

 


 

VỀ NHỮNG BÀI THƠ CỦA NỮU ( lời mở của BÙI BẢO TRÚC)

Con đường chạy tới một ngõ hẻm. Trời vừa mới xong một trận mưa. Mùi đất ẩm bốc lên cùng với mùi gỗ mục, dăm bào, bùn lệt bệt theo chúng tôi vào nhà.

Tôi đến đó lần đầu, nhà một người bạn. Căn nhà ở đường Nguyễn Biểu, chỗ cắt vào đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn.

Mấy chục năm trước.

Gần bốn chục năm. Năm 1967 gì đó. Nhưng phải là khoảng thời gian ấy.

Căn nhà bên trong đầy bóng tối, chỉ lờ mờ chút ánh sáng. Trên mặt chiếc bàn nhỏ là mấy cuốn sách. Tôi cầm lên xem những cái bìa sách, thì một tập giấy in ronéo rơi xuống. Tập giấy được đóng lại theo chiều dọc, là một tập thơ.

Tôi nghĩ ngay, lại một tập thơ học trò lãng mạn thi văn đoàn ...

Tôi thấy cái tên rất lạ. Cái tên ấy đến bây giờ cũng vẫn là cái tên lạ.

Tôi lật nhanh mấy trang . Lục bát, bẩy chữ, năm chữ.

Trong tập giấy in ronéo ấy, tôi nhớ được hai câu:

Còn em là cụm mây trời

Chắt chiu đá núi ru tôi muộn màng ...

Một bài thơ tình. Người viết mấy câu thơ ấy là em của Diễm. Vậy thì tuổi tác của người viết chỉ mười mấy.

Mười mấy mà làm lục bát như thế sao?

Tôi không đọc được hết tập thơ ronéo đó.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2023

Nguyễn Minh Diễm (1943-2014): CHUNG MỐI CẢM HOÀI

 

NGUYỄN MINH DIỄM.

CHUNG MỐI CẢM HOÀI

 

Ta còn để lại gì không?

Kìa non đá lở này sông cát bồi

(Nguyện Cầu, thơ Vũ Hòang Chương)

Trong cõi mênh mang vô tận của trời đất, đời người chỉ là một mảy bụi, và trong cái vô thủy vô chung của thời gian, thì đời người chỉ là một khỏanh khắc thóang qua.

Tuy nhiên, đối với những ai đang miệt mài trong trần gian, thì đời sống lại vô cùng đa dạng, phong phú đến từng phút từng giây. Những đau khổ, hạnh phúc nối tiếp nhau trong một chuỗi bất tận khiến cho cây đời lúc nào cũng xanh lá, và dù đắng cay ngọt bùi liên tiếp thay thế nhau, chen lấn nhau thì cuộc sống vẫn là nguồn hạnh phúc bất tận, khi quyết tâm thưởng thức từng phút giây của cõi nhân sinh.

Nhưng cuộc vui nào cũng có lúc tàn, và nỗi đau nào cũng có lúc hết, nên cuộc đời nào khi bất chợt nhìn lại sau những bon chen vất vả, sau những đấu tranh bất tận hoặc vì miếng cơm manh áo, hoặc vì những lý tưởng cao xa, cũng thấy như một giấc mộng. Cái “nhìn lại” này từ nhiều ngàn năm trứơc từng là nguồn cảm khái vô tận cho thi nhân và triết gia.

Từ đâu ta tay trắng bước vào quay cuồng trong khỏanh khắc gọi là trăm năm? Và sau đó thì ta lại phủi tay đi đâu (hay là về đâu?)

Vũ Hòang Chương bơ vơ trong “Nguyện Cầu”

“Lang thang từ độ luân hồi,

U minh nẻo trứơc xa xôi dặm về”

Và Quách Mạt Nhược đã dịch từ thơ của thi sĩ Ba tư Omar Khyan thành mấy câu, mà Kim Dung sử dụng để tô điểm cho mối tình lãng mạn đệ nhất của Trương Vô Kỵ và Tiểu Siêu trong Ỷ Thiên Đồ Long ký:

Lai như lưu thủy hề, thệ như phong,

Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung.

(Đến như nứơc chẩy, đi như gió,

Chẳng biết đến từ đâu, mà cũng chẳng biết kết thúc ở đâu)

Bùi Bảo Trúc (1944-2016): XA NHÀ ĐỌC THƠ HẠ TRI CHƯƠNG.

 

BÙI BẢO TRÚC

(1944-2016)

Ông sinh năm 1944 tại làng Trình Phổ, tỉnh Thái Bình. Đi học ở tỉnh Hải Phòng năm 1952, sau lại dời lên Hà Nội vào năm 1953 để theo học Tiểu học tại trường Lý Thường Kiệt nằm ở phố Sinh Từ. Thời gian này ông cư ngụ ở ngõ Yên Sơn, đối diện với Chùa Bà Ngô, là một ngôi chùa nhỏ kế cận Văn Miếu, tức Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ông thường nói ông đã từng có tuổi thơ vui đùa chạy nhẩy trong Văn Miếu với những cây muỗm cây xoài rậm rạp và những con rùa đội bia tiến sĩ ở nơi này.

Năm 1954 ông di cư theo gia đình vào Nam, theo học nốt chương trình bậc Tiểu học ở trường Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn, sau đó tiếp tục bậc Trung học ở trường Chu Văn An, và tốt nghiệp Tú tài Toàn phần, Ban C năm 1963.

Sau đó ông du học ở Tân Tây Lan (New Zealand) và trở về nước năm 1965 để dạy Anh ngữ ở Hội Việt Mỹ và trường London School của giáo sư Nguyễn Ngọc Linh.

Năm 1973 ông đảm nhiệm chức vụ phát ngôn viên chính phủ, mà trong cương vị này, với khả năng Anh ngữ lưu loát, ông đã đối phó với nhiều ký giả ngoại quốc một cách thích đáng và hữu hiệu để bảo vệ lập trường của Việt Nam Cộng Hòa trong tình thế khẩn trương – Hồi đó, do cuộc chiến càng lên cao độ, ký giả ngoại quốc càng hay soi mói, đặt ra nhiều vấn đề.

Năm 1974, ông làm việc tại Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Anh Quốc, và sau biến cố tháng 4-1975, ông qua Canada vào tháng 6 cùng năm.

Năm 1977 ông làm việc cho đài VOA ở Hoa Thịnh Đốn cho đến năm 2001 thì nghỉ hưu. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục viết loạt bài Thư Gửi Bạn Ta cho nhiều báo, được rất đông độc giả tán thưởng.

Ông cũng cộng tác với đài Little Saigon Radio, Hồn Việt TV trong hai chương trình Ngày Này Năm Xưa, Chào Hoàng Hôn mỗi ngày, và Anh Ngữ Trong Đời Sống hằng tuần.

Sau vài tháng trở bệnh, ông từ giã cõi trần hồi 11:45 pm hôm 16-12-2016 tại Fountain Valley, California.

 

XA NHÀ ĐỌC THƠ HẠ TRI CHƯƠNG

Tưởng tượng mai về khu Ngã Sáu

Chiều ra đầu ngõ đứng trông xe

Có người quen hỏi: “Lâu không gặp?”

Đáp khẽ: “Đi xa mới trở về.”

 

Cũng hệt như Hồi Hương Ngẫu Thư (*)

Tóc xanh giờ đã bạc như tơ

Tiếng quê nghe vẫn đầy âm cũ

Mà cũng lạ tai câu trẻ thơ

 

Ô hay, tiền bối Hạ Tri Chương

Tiền bối xa quê thuở Thịnh Đường

Sao thơ hệt chuyện bây giờ nhỉ

Thuở ấy mà sao cũng não lòng

 

Tôi cũng như ông, đời biệt xứ

Trẻ ra đi, già vẫn tha hương

Mấy chục năm buồn trên xứ lạ

Tôi đọc thơ ông nát cả hồn.

 

(*) Hồi Hương Ngẫu Thư của Hạ Tri Chương

 

 

Nguyễn Minh Nữu. NGUYỄN VY KHANH: TÂM HUYẾT VỚI VĂN HỌC...

 

Năm 1970. Hai năm sau khi rời khỏi mái trường Trung Học, tôi thành người lính tiền đồn đóng quân xa, đơn vị nằm ở Ban Mê Thuột. Bạn bè tôi vẫn còn dăm ba đứa ở Saigon, đứa học Khoa Học, đứa học Văn Khoa, đứa học Sư Phạm. Thời điểm đó, những mối  giây này nối tôi với Saigon, một thành phố của thời thanh niên lắm mơ nhiều mộng giờ, và đó là những ngày đầu khởi viết ở tuổi hai mươi, và mày mò viết một tập truyện ngắn đầu tay quay Roneo chừng 50 bản, tập truyện Những Sợi Máu Giăng Ngang. Tập truyện gửi về bạn bè, và ba bốn chục năm sau, bất ngờ được Nguyễn Vy Khanh nhắc tới trong một tiểu luận về “Những cái chết trong văn chương: từ siêu hình , lãng mạn tới kinh dị và trinh thám” đăng trên Hợp Lưu năm 2010.

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2023

Nguyễn Minh Nữu, LUÂN HOÁN: NHẬT KÝ VIẾT BẰNG THƠ.

 

Tính tới năm 2022, với 29 tập thơ đã xuất bản của thi sĩ Luân Hoán, không có tập thơ nào mang tên là Nhật Ký. Nhưng với suy nghĩ của tôi, thơ của Luân Hoán là Nhật ký một đời người viết bằng thơ, với những cảm xúc dạt dào chân thật, ngọt ngào cũng có, dằn vặt đắng cay cũng có, nhưng đều được ghi lại bằng trái tim nhân hậu, bằng nỗi yêu đời thiết tha và bằng cảm xúc rất sâu lắng của cõi người mải miết bước đi.

 “thơ nằm chung với văn vần. cho tôi sống ké một phần đời tôi. mốt mai tôi mãn phận người. sợi tình hưởng lượng đất trời đến đâu.”

Tôi gặp bút danh Luân Hoán năm 1968, khi vừa tròn 18 tuổi. Không nhớ rõ đọc từ tạp chí nào, bài thơ Một Ngày Trước Khi Trình Diện vào thời điểm tôi chuẩn bị lên đường trình diện nhập ngũ. Mọi việc đều không bất ngờ và cũng không có gì để vướng bận, hay nói chính xác hơn là giữa những bộn bề suy nghĩ không nghĩ được cái gì phải làm để chuẩn bị, Bài thơ nhẹ nhàng bình thản:

“bỏ lệnh gọi trong túi quần, tôi đi qua từng đường phố,không biết phải làm gì, tôi trở về rửa mặt, quyết định ngủ một ngày”

...

bỏ lệnh gọi trong túi quần, cứ làm thơ cái đã, không biết phải làm gì, tôi dán trên vách cửa : một người sắp hy sinh, bạn bè đừng ca ngợi, và bỗng thèm hôn em .

...tôi vui vẻ đứng cười, đêm bắt đầu vây phủ, tôi hoàn toàn vô tư.

Nguyễn Minh Nữu, DOÃN QUỐC SỸ: CHẤT CHIẾN ĐẤU TỪ NHỮNG LỜI ĐÔN HẬU.

 


Trường thiên tiểu thuyết Khu Rừng Lau dày hơn 2000 trang là tác phẩm dài hơi nhất của Doãn Quốc Sỹ. Ký giả Lê Văn của Đài BBC đã ca ngợi tác phẩm này như tác phẩm Chiến Tranh và Hòa Bình của Việt Nam, kín đáo ca ngợi Doãn Quốc Sỹ của Việt Nam như Lev Nikolayevich Tolstoy của Nga là những Văn Hào của Thế giới. Một ngòi bút sắc xảo tinh tế nhưng rất lãng mạn đôn hậu đã truyền đạt một thông điệp sống động về Nhân Bản chống lại Vô Thần. Và đó chính là chất chiến đấu kiên trì đối kháng với bạo ngược, gian trá. 

Truyện ngắn đầu tiên tôi được đọc của Doãn Quốc Sỹ là Cánh Tay Nối Dài. Lúc đó  năm 1967, tôi mới 17 tuổi, đang học lớp Đệ Nhị trường Nguyễn Bá Tòng , Saigon.

Trong lớp có một người bạn chơi chung là Vũ. Vũ ở đường Vườn Chuối, khi tới nhà Vũ để rủ Vũ đi chơi, cả nhóm bạn đứa nào cũng sợ phải gặp mặt ông cụ thân phụ của Vũ. Không phải tại cụ khó  mà bởi vì cụ hay gọi cả nhóm vào trò chuyện, trong đó khuyên nhủ, dạy dỗ...Cả bọn đẩy đưa, cuối cùng, tôi là đứa bị đẩy ra làm đại diện vào nhà xin phép cho Vũ, trong lúc cả bọn đứng chờ ngoài đầu hẻm. Tôi bị đẩy ra làm công việc này, vì trong nhóm bạn, tôi lọt vào mắt xanh của cụ, Cụ rất quý tôi và thường dễ dãi chấp thuận lời xin của tôi để Vũ đi chơi.

Lần đó, khi tới, Vũ không có nhà, tôi vừa định chào ra về, thì cụ gọi lại bảo vào chơi uống nước. Cụ lấy một cuốn sách đưa tôi và nói, Đất nước sau này có tiến bộ hay không là nhờ vào lớp trẻ sau này lớn lên có tiếp nối được khao khát của cha ông hay không. Cuốn này hay mà bác mới đọc được và rất tâm đắc với tác phẩm, cùng với kính trọng tác giả, Bác cho cháu mượn xem, tuần sau đến đây trả lời với bác cháu đọc được gì nhé.

Tôi nhận cuốn sách Cánh Tay Nối Dài của Doãn Quốc Sỹ mà lòng run vì sợ. Đề một bài đã ra và tuần sau phải trả bài. Thật không ngờ, đó lại là một cơ hội tuyệt vời cho tôi bắt đầu một niềm vui mới là tìm thấy trong dòng chữ viết đã mở ra biết bao chân trời, biết bao ước mơ và biết bao giải đáp cho cuộc đời sau này.

Nguyễn Minh Nữu: LỜI GHI TRÊN ĐÁ. toàn bộ tập thơ xuất bản năm 2006

      VỀ NHỮNG BÀI THƠ CỦA NỮU ( lời mở của BÙI BẢO TRÚC) Con đường chạy tới một ngõ hẻm. Trời vừa mới xong một trận mưa. Mùi đất ẩm bốc...